Giới Thiệu Chi Tiết Về

Các Bộ Phận Quan Trọng


ĐỘNG CƠ QUẠT ( MOTOR QUẠT)

Là bộ phận quan trọng nhất của máy làm mát. Điện năng tiêu thụ của máy làm mát thì 90% là tiêu thụ tại động cơ điện, bo mạch, bơm và các bộ phận khác chỉ chiếm 10% còn lại.

Hình Cấu Tạo Motor

  1. Vòng bi (Bạc đạn)

  2. Trục quay (Roto)

  3. Dây quấn (Stato )

  4. Vỏ ngoài

  5. Dây dẫn điện

BƠM NƯỚC

Là thiết bị quan trọng trong Máy làm mát có nhiệm vụ bơm nước lên hệ thống phân phối nước để làm ẩm ướt tấm Cooling Pad.

BẢNG MẠCH NGUỒN

Là các linh kiện sử dụng điện áp cao 220V, dùng để hạ nguồn 220V về 5V cấp cho mạch điều khiển, và là công tắc đóng ngắt cấp điện cho motor quạt, motor đảo, bơm, role nước.

BẢNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN

Là các linh kiện sử dụng điện áp thấp (5V) dùng để điều khiển và hiện thị các chức năng của máy.

BẢNG MẠCH TÍCH HỢP

Là bảng mạch kết hợp giữa mạch điều khiển và mạch nguồn.

ĐỘNG CƠ ĐẢO

Gồm 1 cuộn dây stato nhỏ bằng đồng, 1 phần roto quay bằng nam châm và các bánh răng để truyền động

Công dụng: Dùng để phân tán luồng gió mát đến không gian sử dụng theo ý muốn của người dùng

COOLING PAD

Là vật liệu được thiết kế theo dạng tấm, có cấu trúc tương tự như tổ ong. Tác dụng chính của tấm cooling pad là giúp cho dòng nước và dòng không khí lưu thông qua nó dễ dàng và là bề mặt tiếp xúc để diễn ra quá trình trao đổi nhiệt giữa không khí và nước.

Nguyên lý hoạt động:

  • Dùng hệ thống bơm tuần hoàn để đẩy nước lên trên đỉnh của tấm cooling pad.

  • Nước sẽ lưu thông qua các nếp lượn sóng của tấm cooling pad.

  • Lúc này quạt sẽ hút không khí bên ngoài đi xuyên qua tấm cooling pad.

  • Tại tấm cooling pad sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt giữa dòng không khí, dòng nước đang lưu thông, không khí sẽ hạ nhiệt độ, tăng độ ẩm và sẽ được quạt khuyếch tán vào không gian sử dụng.

CÁNH QUẠT

Là bộ phận để tải gió ra phía trước,

Ta có thể chia cánh quạt ra làm 2 dạng là cánh quạt ly tâm (cánh quạt lồng sóc) và cánh quạt hướng trục.

THIẾT BỊ CHỐNG GIẬT

Nguyên lý hoạt động:

  • Rất nhiều người chỉ hiểu rằng nếu sờ vào điện lưới dân dụng thì sẽ bị giật hoặc nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không hiểu nguyên nhân gây ra sự giật này.

  • Khi một dòng điện với cường độ đủ lớn đi qua người thì sẽ tạo ra cảm giác bị “điện giật”. Tuỳ theo từng trường hợp, lứa tuổi mà mức độ ảnh hưởng của điện đối với cơ thể con người là khác nhau nhưng nói chung là đều gây ra có hại (tất nhiên cũng có các phương pháp điều trị bằng điện, ví dụ châm cứu điện ở các dòng điện cường độ thấp) hoặc có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

Bảng bên dưới là mức độ ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể con người. Cũng trong bài viết này thì tác giả đã đánh giá rằng với tham số lưới điện 50 Hz ở Việt Nam thì dòng điện truyền qua người vào khoảng 40 - 50 mA là đã đủ gây nguy hiểm chết người.

  • Thiết bị chống giật hoạt động theo nguyên lý so sánh dòng điện giữa hai dây nguồn nghĩa là dòng điện đi và về tạo thành mạch kín khi chênh lệch điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 10mA thì sẽ bảo vệ. Nên khi máy bị rò điện nếu mình chưa đụng vào có nghĩa là dòng điện giữa hai dây chưa chênh lệch (thiết bị sẽ không bảo vệ), nếu vô tình đụng phải, sẽ có dòng rò đi xuống đất có chênh lệch điện áp, (thiết bị sẽ bảo vệ).

  • Một số trường hợp máy rơi motor đảo xuống nước hay bị rò điện (thiết bị sẽ không bảo vệ), vì chưa có dòng dò. Một số trường hợp chập điện (thiết bị sẽ không bảo vệ là do ngắn mạch dòng điện). Đúc kết lại là khi vô tình chạm phải, có dòng rò xuống đất thiết bị mới bảo vệ (không có tác dụng bảo vệ rò ra máy và chập điện)