KIỂM TRA VÀ THỐNG KÊ HƯ HỏNG CỦA

CÁC LINH KIỆN MÁY LÀM MÁT

1. COOLING PAD CÓ MÙI (HÔI, TANH)

Trường hợp này 90% là do khách hàng sử dụng và vệ sinh máy làm mát không đúng cách dẫn đến có mùi.

Nguyên Nhân:

  • Máy mới tấm cooling pad được cấu tạo bằng gỗ sồi nên khi lưu kho có xông thêm hóa chất chống mối mọt, nấm mốc nên một số máy khi mới sử dụng sẽ có màu của tấm cooling pad, nếu không vệ sinh sẽ bám vào tấm cooling pad, thùng nước (vi khuẩn làm tanh nước, nên khi chạy sẽ có mùi tanh). Cách nhận biết là xung quanh thành thùng nước sẽ bị bám chất nhờn tùy theo màu tấm cooling pad và khi chạy nước sẽ bị nổi bong bóng trên tấm cooling pad.

  • Máy trong một thời gian sử dụng không vệ sinh, không xả nước trong thùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất (trong bồn nước có trứng giun, lăng quăng, bọ gậy khi những sinh vật này chết gây ra mùi).

  • Máy sử dụng không thường xuyên (lấy túi nilong phủ máy và sử dụng lại không vệ sinh).

  • Nguồn nước sử dụng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Vì một số nơi tuy dùng nước sạch, nhưng bản thân nguồn nước không đạt chất lượng, có mùi clo, vùng biển bị nhiễm mặn, nên gặp một số trường hợp, nguồn nước sử dụng trong máy kết hợp với hóa chất chống nấm mốc sẽ tạo nên mùi tanh.

Hướng Khắc Phục:

  • Cooling pad bị hôi do người sử dụng và cách sử dụng

=> Cách khắc phục: Vệ sinh cooling pad và thùng nước (chỉ dùng nước máy vệ sinh không dùng các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, tinh dầu....). Đặc biệt nếu dùng hóa chất để khử mùi thì sẽ làm hỏng kết cấu của tấm cooling pad, tấm cooling pad sẽ bị rã gây ra hư hỏng nặng. Khi không sử dụng máy trong một khoảng thời gian, khuyến cáo khách hàng tắt nút cool khoảng 10p để cooling pad khô và xả sạch nước trong bồn chứa (nhất là khu vực miền bắc lúc nắng lúc mưa nên không sử dụng máy thường xuyên, mùa đông thường sẽ không sử dụng và sẽ không bảo quản đúng cách).

  • Cooling pad bị hôi do máy mới

=> Cách khắc phục: Vệ sinh sạch sẽ thùng nước và tấm cooling pad, thay nước trong thùng chứa (lưu ý: vì tấm cooling pad đã bị ngấm mùi tanh nên cho dù thay nước và vệ sinh tấm cooling pad cũng không hết mùi ngay, mà phải chạy và vệ sinh một vài lần mới hết)

  • Cooling pad bị hôi do gỗ kém chất lượng (trường hợp rất ít)

=> Cách khắc phục: Thay tấm cooling pad mới.

  • Cooling pad bị hôi do nguồn nước

=> Cách khắc phục: Thay nguồn nước.

2. MÁY BỊ RÒ ĐIỆN

2.1. Máy Bị Rò Điện Cảm Ứng:

Nguyên Nhân: Trường hợp máy không hoạt động, khi ta dùng đồng hồ đo vỏ máy (đo tại vị trí tấm cooling pad đang ẩm ướt hoặc đo trong thùng nước) so với đất (nền đất/nền nhà phải ẩm ướt)

  • Đồng hồ điện tử đo điện áp khoảng 65V

  • Đồng hồ cơ đo điện áp khoảng 40V

  • Đổi chiều phích cắm điện, điện áp đo sẽ xuống còn khoảng 10V

Khi chạm tay vào một vật có điện thế thì sẽ sinh ra một dòng điện đi qua cơ thể. Do con người có điện trở nên khi điện thế thấp hơn mức được nêu trên thì sẽ không gây ra dòng điện giật nguy hiểm. Các nước khác nhau sẽ quy định mức điện áp nguy hiểm khác nhau từ 25V tới 65V.

Hướng Khắc Phục:

  • Cách 1: Nối dây tiếp đất ( do thiết kế máy ban đầu có dây tiếp điện nhưng do đặc thù mạng điện việt nam không sử dụng dây tiếp điện nên bắt buộc phải nối tiếp đất để triệt tiêu dòng điện rò cảm ứng)

  • Cách 2: Đánh dấu ổ cắm điện (Ổ cắm điện có 2 pha, pha nóng và pha nguội, khi chân chung là pha nóng sẽ có trường hợp rò điện, đổi chiều ổ cắm chân chung là pha nguội sẽ không bị rò nữa).

Lưu ý:

Trường hợp này chỉ áp dụng khi máy không hoạt động, vì khi máy hoạt động, dòng cảm ứng từ motor sẽ tích tụ lại, chạy càng lâu điện áp càng tăng, nên điện thế (V) sẽ cao hơn so với mức bình thường.

2.2. Máy Bị Rò Đin Do Linh Kiện:

Nguyên Nhân:

Trường hợp máy không hoạt động, khi ta dùng đồng hồ đo vỏ máy so với đất (nền đất/nền nhà phải ẩm ướt)

  • Đồng hồ điện tử, đồng hồ cơ đo điện áp khoảng 110V - 220V

  • Đổi chiều phích cắm điện, điện áp đo sẽ xuống còn khoảng 10V

Hướng Khắc Phục:

  • Bước 1: Cắm thử phích cắm vào ổ cắm điện, nếu điện áp từ 0V - 65V, thì đổi chiều ổ cắm để được pha nóng có điện áp cao hơn (thường là 120V - 220V), đánh dấu pha có điện áp cao lại.

  • Bước 2: Lần lượt tháo từng giắc cắm của motor quạt, motor đảo, bơm, rơle nước và đo so với đất (nền đất phải ẩm ướt), khi nào thấy điện áp giảm còn khoảng 50V thì linh kiện vừa tháo giắc cắm ra là bị rò điện.

  • Bước 3: Thay những linh kiện bị rò điện thì máy sẽ hoạt động bình thường (thường là rơle nước hoặc motor bị vào nước).

  • Bước 4: Nếu đã tháo và dùng đồng hồ đo lần lượt từng linh kiện nhưng máy không giảm được điện áp thì sẽ rơi vào trường hợp board mạch bị ẩm ướt hoặc dây dẫn bị trầy sướt, có dấu hiệu cắt nối.

  • Bước 5: Kiểm tra máy có bị bẩn hay không? Vì khi máy bị bẩn sẽ gây tình trạng rỉ nước, dòng điện sẽ theo nước ra ngoài các viền khớp nối gậy hiện tượng rò rỉ điện. Cách khắc phục là vệ sinh máy và giữ máy khô ráo.

Lưu ý:

  • Kiểm tra cảm quan bằng mắt thường xem linh kiện có bị rỉ sét hoặc máy có bắn nước vào board mạch hay không? Tháo rời toàn bộ linh kiện và dùng đồng hộ điện đo riêng từng linh kiện để kiểm tra.

  • Khi xử lý máy rò điện phải dùng đồng hồ đo điện, không dùng bút thử điện vì bút thử điện khi đo điện áp, chỉ cần khoảng 30V sẽ sáng đèn.

3. SỰ CỐ CHẢY NƯỚC

3.1. CHẢY NƯỚC THEO LUỒNG GIÓ RA PHÍA TRƯỚC MIỆNG GIÓ

Nguyên Nhân:

  • Do tấm cooling pad hoặc lưới lọc bị bụi (do sử dụng lâu ngày mà không được vệ sinh).

  • Do có vật cản nằm chắn ngang đường chảy của nước, dẫn đến nước bị bắn ra và sẽ theo luồng gió văng ra ngoài miệng gió.

  • Do tấm cooling pad bị hư (rách, nhàu nát, nứt…) làm cho dòng nước bị đổi hướng.

Hướng Khắc Phục:

  • Vệ sinh lại tấm cooling pad cho sạch sẽ để đảm bảo bề mặt thoáng của tấm cooling pad.

  • Kiểm tra lại hệ thống dây dẫn điện, nước… loại bỏ vật cản, dây dẫn ra khỏi dòng chảy của nước.

  • Đối với trường hợp tấm cooling pad bị rách một vài mắt, ta tiến hành cắt bỏ phần mắt của tấm cooling pad bị hư.

  • Đối với trường hợp tấm cooling pad bị rách nhiều hoặc bị vỡ nát thì cần tiến hành thay thế tấm cooling pad mới để đảm bảo hoạt động của máy.

3.2. CHẢY NƯỚC BÊN HÔNG VÀ PHÍA SAU MÁY

Nguyên nhân:

  • Lắp đặt sai kỹ thuật hoặc tấm cooling pad bị lệch khỏi vị trí ban đầu khi vận chuyển.

  • Tấm cooling pad sử dụng lâu ngày bị đóng bụi bẩn.

  • Tấm cooling pad bị hư, rách, nhàu nát…

Hướng Khắc Phục:

  • Sau khi vận chuyển, cần mở tấm cooling pad ra và lắp lại ngay ngắn, đặt tấm cooling pad đúng vào vị trí ban đầu.

  • Vệ sinh lại tấm cooling pad cho sạch sẽ để đảm bảo sử dụng tốt và đảm bảo bề mặt thoáng của tấm cooling pad.

  • Kiểm tra và cắt bỏ một số phần dư tiếp xúc với khung nhựa của tấm cooling pad.

  • Nếu trường hợp tấm cooling pad bị nhàu nát hoặc nứt vỡ, tùy theo mức độ mà sửa lại hoặc thay thế tấm cooling pad khác để đảm bảo hoạt động của máy.

4. MÁY RUNG BẤT THƯỜNG, TIẾNG ỒN BẤT THƯỜNG

4.1. MÁY RUNG BẤT THƯỜNG

Nguyên Nhân:

  • Lỗi này đa phần la do cánh quạt không cân bằng động, chân đỡ motor bị lỏng ốc, motor bị.

  • Mòn trục lỏng nắp, các ốc bắt thành máy bị lỏng, ốc bắt cánh quạt bị tuột.

Hướng Khắc Phục:

  • Thay cánh, bắt chặt các ốc bị lỏng, nếu trường hợp bị lỏng trục motor, nắp motor thì phải thay motor.

4.2. MÁY CÓ TIẾNG ỒN BẤT THƯỜNG

Nguyên nhân:

  • Do không vệ sinh, để sát tường, có vật lạ che cánh quạt hoặc tấm cooling pad nên máy không lấy được gió gây ra tiếng ù lớn, lưu lượng gió ra không đủ…

Hướng Khắc Phục:

  • Vệ sinh lưới lọc tấm cooling pad, để cách tường khoảng ≥ 30cm, gỡ bỏ vật cản nếu có

  • Thay đổi không gian sử dụng (Ví dụ: phòng khách có tiếng ồn lớn khi cho vào phòng ngủ có tiếng ồn nhỏ hơn nên sẽ có cảm giác máy kêu to hơn).

  • Máy bị kêu vòng bi của motor (tiếng kêu ro ro) cách khắc phục thay motor.

  • Máy kêu to do cánh quạt bị gãy vỡ → thay cánh quạt.

  • Máy có tiếng kêu rè rè (kêu lá đảo) hay bị model từ 4500m3/h trở lên (do lưu lượng gió lớn nên khi quạt thổi ra ngoài bị đập vào lá đảo dọc nên phát ra tiếng kêu) → chêm thêm ron cao su vào lá đảo (thường là lá 2, 3, 4 từ bên phải qua), khi chêm thêm ron cao su phải chú ý để tránh trường hợp chêm cứng quá dẫn đến hư motor đảo.

  • Máy kêu lục cục ở một điểm cố định, lặp đi lặp lại (do khô mỡ ở trục chuyển động.

  • motor đảo và thanh chuyển động) → thêm mỡ bò vào thanh chuyển động (lưu ý là phải dùng mỡ chuyên dụng dùng cho đồ nhựa nếu dùng mỡ thường một thời gian sẽ bị đông cứng gây tiếng kêu lớn hơn).

  • Một số trường hợp bị kêu do các khớp nối của lá đảo với thanh chuyển động chưa vào khớp, nên cọ vào nhau, lá đảo bị cong vênh, thanh giữ lá đảo bị gãy không vào khớp → lắp lại cho vào khớp nối, kiểm tra cong vênh gãy thì phải thay thế.

  • Máy có tiếng róc rách kêu (tiếng kêu khi nước chảy xuống thùng nước).

  • Nếu nguyên nhân do tấm cooling pad lệch khỏi kênh phân phối nước, nước chảy thẳng xuống thùng nước, máy bị bẩn, nước không gom vào máng gom nước được. Phải kiểm tra lắp lại tấm cooling pad vào máng gom nước, vệ sinh lại tấm cooling pad.

  • Tiếng ục ục do nước thu về kênh phân phối không đều (nổi bong bóng trong thùng nước). Khắc phục bằng cách trên máng gom nước khoảng 7cm, cắt một đường thẳng từ trên xuống dưới thùng nước (ống gom nước) để thoát khí không bị nổi bong bóng.

5. MÁNG CHIA NƯỚC KHÔNG ĐỀU

  • Do kênh phân phối nước : do bị nghẹt, bẩn.

  • Do Bơm yếu (gấp ống dẫn nước, nghẹt ống, bơm bị hư lỗi…)

  • Do đặt máy bị nghiêng.

CÁC DẠNG KÊNH HỆ THỐNG PHÂN PHỐ NƯỚC TRONG MÁY LÀM MÁT

Dạng nhỏ giọt

  • Ưu điểm: Dùng được trên mặt phẳng nghiên nhỏ.
  • Nhược điểm: Khó vệ sinh, bị tắc, không kiểm soát được lượng nước.

Dạng tràn

  • Ưu điểm: Kiểm soát được lượng nước, dễ vệ sinh.
  • Nhược điểm: Phải sử dụng trên mặt phẳng tương đối (chia nước không đều).

Dạng bồn nước phụ

  • Ưu điểm: Dễ vệ sinh,có thùng nước để đá khô, đá để làm lạnh.
  • Nhược điểm: Phải sử dụng trên mặt phẳng tương đối (chia nước không đều).

6. MÁY LÀM MÁT BỊ MẤT NGUỒN

6.1 Cách kiểm tra & sửa máy theo sơ đồ khối - đối với DẠNG MÁY CƠ:

6.2 Cách kiểm tra & sửa máy theo sơ đồ khối - đối với DẠNG MÁY SỬ DỤNG CƠ:

7. MÁY LÀM MÁT KHÔNG ĐẢO

8. MÁY LÀM MÁT KHÔNG BƠM

9. MÁY LÀM MÁT BỊ RÈ LÁ ĐẢO

  • Do lưu lượng gió của máy => xử lý dùng ron cao su chiêm ngay lá đảo rơ nhiều.

  • Do chân lá đảo bị lỏng ( theo chiều ngang) => có thể dùng băng keo quấn chừng vài vòng thanh lá đảo.

  • Do cong thanh chuyển động và bánh răng bên trong motor đảo bị trượt => Thay motor đảo mới.

10. MỘT SỐ LỖI HAY GẶP KHÁC VÀ CÁCH XỬ LÝ